Cháo trứng gà tía tô nóng hổi sẽ giúp người ăn giải cảm, đổ mồ hôi và khỏe lại nhanh chóng. Cách nấu cháo trứng gà tía tô không hề khó, nếu chưa biết cách thực hiện ra sao thì bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!
>> Xem thêm: Cháo trứng hấp phomai
>> Xem thêm: Cháo trứng ngũ sắc cho bé ăn dặm
Nguyên liệu nấu cháo trứng gà tía tô giải cảm:
- Nắm gạo nấu cháo.
- 2-3 quả trứng gà ta.
- Nắm lá tía tô tươi.
- Hành tím và các gia vị khác.
Cách nấu cháo trứng gà tía tô giải cảm:
- Tía tô rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
- Nấu cháo trắng chín mềm, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm hành tím thái mỏng để thêm tác dụng giải cảm .
- Để nguyên nồi cháo nóng trên bếp, cho trứng gà tươi vào, khuấy đều cho trứng tan ra, chín đều.
- Cho tía tô vào, nêm lại gia vị, tắt bếp.
- Món cháo trứng gà tía tô nên ăn ngay lúc nóng. Món ăn này đơn giản, thời gian nấu nhanh nhưng bổ dưỡng và trị cảm cúm hiệu quả.
6 tác dụng chữa bệnh của cây tía tô:
Tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như, bún chả, cháo trứng, chuối nấu ốc… Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Theo Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành – tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.
Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây tía tô:
1. Chữa cảm lạnh:
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
2. Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
3. Chữa ăn phải cua độc:
Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
4. Chữa ho, tức thở:
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
5. Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy:
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
6. Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.