Món lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn các món ăn được chế biến từ lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.
>> Xem thêm: Công dụng của thịt lươn với trẻ
>> Xem thêm: Thịt lươn có những tác dụng gì
Món lươn với công dụng chữa bệnh cực tốt:
Chữa bệnh tiêu chảy:
- Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.
Chữa bệnh thấp khớp:
- Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.
Chữa bệnh trĩ:
- Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn.
- Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.
Chữa chứng bất lực:
- Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.
Chữa chứng suy nhược:
- Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột.
- Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
Chữa bệnh tim mạch:
- Thành phần chủ yếu của món này là thịt lươn vàng, nước dừa và rau má chế biến ăn đủ 5 lần (mỗi lần ăn cách nhau 2 ngày) thì chứng bệnh tim sẽ có khởi sắc.