» Xem thêm: Món ăn từ quả sung dân dã mà ngon miệng
1. Quả nho rừng là gì?
Quả nho rừng hay còn được gọi là nho tía có kích thước nhỏ hơn hẳn so với những loại nho khác, nho rừng có mùi thơm và mọng nước, quả xanh thì có vị chua nhẹ, quả chín thì có vị ngọt nhưng hơi chát, nho rừng thường được tận dụng để ngâm rượu, làm giấm, làm rượu vang,…
2. Tác dụng của nho rừng là gì?
Theo nghiên cứu mới đây nhất của những nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã chỉ ra rằng quả nho rừng chín có chứa anthocyanin và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Anthocyanin có tác dụng phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
Bên cạnh đó, chất này còn có hiệu quả điều trị các bệnh về mắt, tim, phổi, giúp ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch và chống lão hóa.
Thêm nữa, trong quả nho rừng chứa nhiều chất xơ, một hoạt chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch hữu hiệu.
3. Cách ngâm rượu nho rừng đơn giản tại nhà
Bước 1:
Nho rừng đem rửa sạch khoảng 2 đến 3 nước rồi sau đó ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút, cuối cùng vớt ra để ráo.
Bước 2:
Nho rừng ngắt bỏ cuống, vặt từng trái ra khỏi chùm, cho vào bình ngâm, xếp thành nhiều lớp, cứ 1 lớp thì 1kg nho, rồi đến 500gr đường lớp trên cùng là lớp đường. (Có thể ngâm khoảng 2-3 lớp tùy ý).
Bước 3:
Ngâm hỗn hợp trong khoảng từ 18 đến 20 ngày, cho đến khi đường và nho rừng lên men thành siro nho rừng hay còn gọi là rượu ngâm nho rừng.
Bước 4:
Đến thời gian thì lấy rượu nho ra lọc bỏ phần xác nho là có thể thưởng thức rồi đấy.
Có thể uống kèm với đá để pha loãng hoặc bỏ vào tủ lạnh trước khi dùng để tăng thêm độ ngon.
Nên bảo quản rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Các loại rượu ngâm quả rừng ngon phổ biến
Rượu dứa dại:
Rượu dứa dại được nhiều người ưa thích vì công dụng tuyệt vời mà nó đem lại như kích thích hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón, lưu thông máu, tiêu đờm,…
Rượu dứa dại có vị ngọt ngọt, chua chua giúp nhuận tràng lợi tiểu hữu hiệu. Bên cạnh đó rượu dứa dại còn có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan siêu vi và bồi dưỡng sức khỏe cho người suy nhược cơ thể nữa đấy.
Rượu khổ qua rừng:
Rượu khổ qua rừng hay còn gọi là rượu mướp đắng rừng. Rượu khổ qua rừng có tác dụng thanh nhiệt nên khả năng chữa bệnh nóng trong người hay nổi mụn nhọt cực kỳ hiệu quả.
Bên cạnh đó, rượu mướp đắng rừng còn được sử dụng chữa bệnh liên quan đến tiểu đường được mọi người ưa thích.
Rượu quả na rừng:
Rượu quả na rừng có thể trị phong thấp, mất ngủ, điều hòa khí huyết, phục hồi sức khỏe hiệu quả nên được mọi người săn lùng khá nhiều.
Ngoài ra, ở H’Mông rượu quả na rừng còn được gọi là rượu Tứn khửn, một loại rượu được xem là thần dược phòng the có một không hai của vùng.